-
Những bài thuốc dân gian từ cây Bạc Hà
Bạc hà là loại cây thảo dược nhỏ thấp phổ biến trên khắp thế giới, có nhiều công dụng quan trọng tốt cho sức khỏe, chữa bệnh, làm đẹp và nhiều ứng dụng hữu ích khác trong cuộc sống.
click vào đây để xem BẢNG MÀU THUỐC NHUỘM CHUYÊN NGHIỆP EVERFLOR NANOclick vào đây để xem BẢNG MÀU THUỐC NHUỘM CHUYÊN NGHIỆP LÉDER
NHỮNG BÀI THUỐC DÂN GIAN TỪ CÂY BẠC HÀBạc hà là cây gì ?Còn được gọi với rất nhiều tên khác như Bà hà, Anh sinh, Băng hầu úy, Bạt đài, Kê tô, Đông đô, Kim tiền bạc hà (Bản Thảo Cương Mục), Thạch bạc hà (Hòa Hán Dược Thảo), Miêu nhi bạc hà (Ly Sàm Nham Bản Thảo), Liên tiền thảo (Thiên Thật Đan Phương), Phiên hà, Nam bạc hà (Bản Thảo Diễn Nghĩa), Ngô bạc khá (Thiên Kim Phương – Thực Trị), Phiên hà thái, Thăng dương thái (Trấn Nam Bản Thảo), Tẩu hà (Bản Thảo Mông Thuyên), Bạc hà não, Bạc hà diệp, Bạc hà than, Bạc hà ngạnh, Sao bạc hà, Nam bạc hà, Bạc thiệt (Lữ Thầm Tự Lâm), Dịch tức hoa (Thực Vật Danh Nghĩa), Tô bạc hà (Đông Dược Học Thiết Yếu).Tên khoa học là Mentha Arvensis Lin, thuộc họ Hoa Môi (Lamiaceae). Là loại cây thảo sống lâu năm. Thân hình vuông, mềm màu xanh lục hoặc tím tía, cao từ 25 đến 50cm, thân đứng mang lá, nếu là thân ngầm mang rễ mọc bò lan. Lá hình trứng hoặc bầu dục, mọc đối có cuống ngắn, mép lá hình khé răng đều. Hoa nhỏ màu trắng, tím hồng hoặc hồng, mọc thành những vòng nhiều hoa tụ tập ở kẽ lá. Lá bắc hình dùi, nhỏ. Đài hình chuông, có 5 răng đều nhau, tràng có ống ngắn, phiến tràng chia thành 4 phần gần ngang nhau, ở phía trong có 1 vòng lông, chi nhụy nhắn, 4 nhụy bằng nhau. Quả bế 4 hạt. Những bộ phận nằm trên mặt đất mang 2 loại lông gồm lông bài tiết tinh dầu và lông bảo vệ. Độ tháng 7 đến 10 là mùa hoa quả.Phân loại bạc hàCó rất nhiều loại, nhưng được sử dụng phổ biến trong điều trị có 2 loại sau:Bạc hà nam (Việt Nam) chính là loại được mô tả bên trên.Bạc hà cay (Châu Âu): Là thảo dược sống nhiều năm, thân hình vuông, có rất ít lông hoặc không có. Lá hình bầu dục nhọn, mép khé răng, mọc đối. Cụm hoa mọc thành bóng nằm dày đặc ở ngọn cành.Về thành phần hóa họcThành phần của cây bạc hà gồm Menthone, Menthol, Camphene, Menthyl Acetate, Isomenthone, Limonene, Menthenone, Pinene, Rosmarinic acid, Ethyl – n – Amylketone, d-Neomenthol, Piperitone, Pulegone (Trung Dược Học), Piperitenone. Tinh dầu là hoạt chất chủ yếu trong Bạc hà có tỷ lệ trung bình từ 0,5-1% nhiều lúc lên đến 1,3-1,5%.Bạc hà tím trồng tại Việt Nam chứa 1,82% hàm lượng tinh dầu, có lúc lên đến 3%, trong Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam người ta xác định được 23 thành phần gồm Myrcen 0,47%, a Pinen 0,41%, b Pinen 0,72%, P.Cymol 0,09%, Limonen 4,5%, Menthol 5,8%, Oetanol 3 – 3,2%, Menthyl Acetat 1,6%, (-) Menthol 10,1%, (+) Pulegon 24,9%, Piperiton Oxyd 16%, Piperitenon Oxyd 21,5%, Piperiton 4%.Di thực vào Việt Nam tinh dầu Mentha Arvensis chứa Myrcen, – a Pinen, Sabinen, Cineol, Limonen, Menthol, Methylheptenon, Menthyl Acetat, Isomenthol, Isomenthol, Pulegon, Neomenthol.Tác dụng dược lý của cây bạc hàKháng khuẩn: Dùng nước sắc bạc hà có công dụng ức chế đối với virus Salmonella Typhoit và ECHO (theo Trung Dược Học). Bạn có biết cây mướp đắng cũng có tác dụng kháng khuẩn rất mạnhỨc chế đau: Nhờ khả năng bốc hơi nhanh của Menthol và tinh dầu bạc hà nên có thể tạo cảm giác tê và mát tại chỗ, phù hợp với chứng đau dây thần kinh (theo Tài Nguyên Cây Thuốc Việt Nam).Tác dụng đối với cơ trơn: Menthone và Menthol có khả năng ức chế trên ruột thỏ, Nhưng Menthone có phản ứng mạnh hơn (theo Trung Dược Học).Ức chế tuần hoàn, hô hấp: Bôi Menthol hay tinh dầu Bạc hà vào cổ họng hoặc müi trẻ ít tuổi có thể gây ra hiện tượng ức chế dẫn đến tim ngưng đập và ngừng thở hoàn toàn. Một số trường hợp chết do bôi lên niêm mạc mũi thuốc mỡ có chứa Menthol hoặc nhỏ müi một giọt dầu Menthol 1%. Do vậy, tuyệt đối không sử dụng dầu cù hay tinh dầu bạc hà cho trẻ nhỏ, đặc biệt trẻ mới sinh.Tính sát khuẩn mạnh: Dùng cho trường hợp ngứa do một số bệnh về tai mũi họng hoặc bệnh ngoài da.Dùng liều lớn có thể gây kích thích tủy sống, làm tê liệt phản xạ và đồng thời ngăn cản quá trình lên men bình thường bên trong ruột.Tác động tới nhiệt độ cơ thể: Menthol hoặc tinh dầu bạc hà dùng uống với lượng rất nhỏ có khả năng gây hưng phấn, làm nhiệt độ cơ thể xuống thấp và tăng bài tiết tuyến mồ hôi.Tinh dầu bà hà có khả năng ức chế thần kinh trung ương bởi thành phần Menthol.Khả năng kháng lại vi khuẩn đã kiểm chứng trong thí nghiệm In Vitro với các chủng vi khuẩn tả Vibrio Choreia Inaba, Vibrio Choreia Ogawa, Vibrio Choreia Elto.Khả năng chống co thắt và giảm sự vận động của ruột non. Thành phân Menthone và Menthol ức chế quá trình vận động đường tiêu hóa từ trên ruột xuống, khả năng làm giãn mao mạch."Làm thế nào để tự nhuộm màu cho mái tóc của mình ngay tại nhà"phulieutocdavid.com luôn sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp những thắc mắc của bạn"HÃY LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI NGAY HÔM NAY"PHỤ LIỆU TÓC DAVID - CÔNG TY TNHH TM DV DAVID
Cơ sở 1: 19 đường số 2, Khu phố 6, P. Hiệp Bình Phước, Thủ Đức, TPHCM
Cơ sở 2: 51/17 đường Hiệp Bình, P. Hiệp Bình Chánh, Thủ Đức, TPHCM
Hotline: 0902 660 269 – 0979 553 669 – 0937 407 430
Zalo: 0979 553 669 - 0163 818 2042
Viber: 0979 553 669
Website: phulieutocdavid.com
Mail: phulieutocdavid@gmail.com
Ngày đăng: 04-01-2018 1,327 lượt xem
Tin liên quan
- Những công dụng chữa bệnh tuyệt đỉnh từ cây Mã Đề
- Công dụng trị mụn và chữa bệnh của cây Cà Gai Leo
- Công dụng trị bệnh và chữa rụng tóc từ cây Hương Nhu
- 16 Công dụng trị bệnh của cây Bồ Công Anh
- Những tác dụng của cây Mướp Đắng? và những mặt không tốt của cây Mướp Đắng
- Lợi và hại của Cây Lá Ngón mà bạn cần biết
- Cây Chó Đẻ Răng Cưa có tác dụng gì? và cách phân biệt các loại cây Chó Đẻ
- Cây Giảo Cổ Lam có tác dụng gì? Cách sử dụng cây Giảo Cổ Lam?
- Cách sử dụng nấm Linh Chi và tác dụng của nấm Linh Chi
- Bật mí cách sử dụng Hoa Atiso Đỏ hiệu quả nhất